Hướng dẫn sử dụng Metatrader 4 (MT4) : Nền tảng giao dịch cơ bản

Metatrader 4 là gì?

Metatrader 4 (MT4) là nền tảng giao dịch phổ biến. Với giao diện đơn giản và trực quan, MT4 trở thành một trong những nền tảng giao dịch chính trong thị trường ngoại hối, được các nhà giao dịch trên toàn thế giới sử dụng trong cả thập kỉ qua.
MetaTrader 4
  • Các tính năng chính của nên tảng MT4
  • Cách đăng nhập vào MT4
  • Những sản phẩm có sẵn trên MT4
MT4 là một sự lựa chọn tốt khi bạn muốn tiếp cận các công cụ phân tích hay tiện ích giao dịch tự động hoặc bạn đang cần tìm kiếm một cộng đồng đầu tư.
MetaTrader 4 Platform

Bạn có thể cài đặt MT4 một cách đơn giản trên cả máy tính và điện thoại.

Để cài đặt MT4 trên máy tính, bạn chỉ cần truy cập vào trang IC Markets để đăng ký Mở tài khoản Live (lưu ý: tại giao diện của trang IC Markets, thông tin khai báo đăng ký mở tài khoản Tiếng Việt không dấu), IC Markets sẽ cung cấp tài khoản Live. Sau đó đăng nhập vào phần mở tài khoản Demo, chọn loại tài khoản Demo, IC Markets gửi thông tin tài khoản vào email của bạn, trên mục đăng nhập tại IC Markets bạn vào mục download tải MT4, MT5, cTrader dành cho Desktop.

Xem video hướng dẫn download và cài đặt MT4 



Đăng nhập vào MT4

Khi bạn nhập đầy đủ thông tin đăng nhập, nền tảng MT4 sẽ tự động khởi chạy. Nếu bạn có nhiều tài khoản - ví dụ: cả tài khoản demo và tài khoản live - bạn có thể chọn tài khoản mà bạn muốn giao dịch bằng cách sử dụng menu trong cửa sổ đăng nhập MT4. Chuyển đổi giữa các tài khoản rất nhanh chóng và dễ dàng, và bạn sẽ không cần nhập lại thông tin tài khoản của mình.

Như bạn có thể thấy, chế độ xem mặc định của MetaTrader 4 được chia thành ba phần chính:

Market Watch (Bộ theo dõi thị trường)

Mô-đun trên cùng bên trái là bảng Market Watch, nơi bạn sẽ tìm thấy một danh sách các sản phẩm có sẵn để giao dịch trên nền tảng MT4 của IC Markets. Bạn có thể nhấp chuột phải vào bất kỳ sản phẩm nào và chọn ‘hiển thị tất cả các sản phẩm' để hiện danh sách đầy đủ. Bảng Market Watch là nơi bạn có thể truy vấn thông số kỹ thuật của một mã giao dịch bất kỳ. Bạn cũng có thể tùy chỉnh danh sách các sản phẩm thường sử dụng và đưa nó vào nhóm hiển thị. Với MT4, bạn có thể giao dịch ngoại hối, hàng hóa, chỉ số. Bảng Market Watch giúp bạn quan sát sự thay đổi tỷ giá của các sản phẩm trong thời gian thực.

Hiểu các loại lệnh khác nhau trong MetaTrader 4


Biểu đồ

Mô-đun trên cùng bên phải là Bảng biểu đồ. Như bạn có thể thấy, nó là phần chính của nền tảng MT4. Biểu đồ chỉ đơn giản là hiển thị các biến động tỷ giá của một sản phẩm theo thời gian (có thể là hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần, v.v.). Biểu đồ là nguồn thông tin thị trường quan trọng nhất cho các nhà giao dịch bằng phương pháp phân tích kỹ thuật. Nền tảng MT4 cho phép bạn dễ dàng tùy chỉnh các đường phân tích trên biểu đồ theo nhu cầu của bạn và bạn có thể lưu lại làm mặc định để sẵn sàng mỗi khi bạn đăng nhập hoặc áp dụng lên các biểu đồ khác. Ngoài ra, bạn có thể đặt lệnh mới dễ dàng chỉ trong vài giây .


Khung Terminal (Trạng thái giao dịch)

Khung dưới cùng là Terminal (Thanh trạng thái giao dịch). Đây là nơi bạn quản lý và giám sát giao dịch của mình, các lệnh đang giao dịch và các lệnh chờ xử lý, lịch sử tài khoản giao dịch, số dư, vốn và tiền ký quỹ của bạn. Bạn có thể chỉnh sửa các lệnh của mình bằng cách thêm các mức cắt lỗ hoặc chốt lời ở đây.
Terminal

Biểu đồ & Tùy chỉnh

Tìm hiểu cách sử dụng các công cụ phân tích kỹ thuật tiên tiến trên MT4 như đường xu hướng, mức hỗ trợ và kháng cự và các công cụ khác.
  • Cách tùy chỉnh biểu đồ theo nhu cầu của bạn
  • Cách tạo giao diện mới
  • Cách thêm biểu đồ mới và thay thế biểu đồ cũ
Như bạn có thể đã biết, phần chính của nền tảng MT4 là Bảng Biểu đồ, có nền đen theo mặc định.

Nếu bạn thích màu khác, MT4 cho phép bạn tùy chỉnh biểu đồ theo nhu cầu của bạn. Chỉ cần nhấp chuột phải vào biểu đồ và chọn ‘Properties...’:

Tại đây, bạn có thể tùy chỉnh biểu đồ theo sở thích của bạn.


Khi bạn đã thiết lập mọi thứ như mong muốn, bạn có thể lưu các cài đặt riêng lẻ vào một "Template" khi bạn mở các biểu đồ mới. Để làm như vậy, nhấp chuột phải vào biểu đồ, chọn "Template", sau đó lưu lại và đặt tên cho Template mới của bạn.

Mẹo: nếu bạn đặt tên cho Template của bạn là "default", mọi biểu đồ mới sẽ được mở với Template của bạn.

Tủy chỉnh biểu đồ

Đối với hầu hết các nhà giao dịch, biểu đồ là nguồn thông tin thị trường quan trọng nhất. Đó là lý do tại sao việc tùy chỉnh biều đồ là rất quan trọng. Cách nhanh nhất để tùy chỉnh biểu đồ của bạn là sử dụng các biểu tượng nằm ở menu phía trên. Tất cả các biểu tượng này đều dễ hiểu, nhưng chúng tôi sẽ lược ra một vài biểu tượng bạn cần chú ý.

Bạn có thể dễ dàng thay đổi loại biểu đồ (Biểu đồ cột, biểu đồ nến, biểu đồ đường thẳng):

Bạn cũng có thể dễ dàng theo dõi giá của sản phẩm theo các khoảng thời gian khác nhau:

Phóng to hoặc thu nhỏ biểu đồ:

Công cụ phân tích kỹ thuật:

Nếu bạn muốn so sánh các biểu đồ cạnh nhau, bạn có thể mở nhiều biểu đồ trong một cửa sổ với biểu tượng này:

MT4 cung cấp cho bạn mọi thứ bạn cần trong tầm tay. Điều chỉnh nền tảng cho phù hợp với nhu cầu của bạn ngay hôm nay và bắt đầu giao dịch ngay bây giờ!

Lệnh chờ

Không giống như các lệnh thực hiện tức thời, các lệnh chờ cho phép bạn đặt các lệnh khi giá đạt đến một mức cụ thể do bạn chọn thì mới mở lệnh.
  • Các loại lệnh chờ bạn có thể tìm thấy trên MT4
  • Cách đặt lệnh chờ
  • Cách giao dịch ngay từ biểu đồ
Khi giao dịch trên thị trường tài chính, có hai cách để mở lệnh giao dịch.

Lệnh thực hiện ngay: giao dịch của bạn được mở ngay lập tức với mức giá hiện có.

Lệnh chờ: giao dịch của bạn được mở khi thị trường đạt đến một mức cụ thể do bạn chọn.

Theo thời gian, bạn có thể thấy rằng bạn sử dụng cả hai loại giao dịch. Nhưng chính xác làm thế nào để các lệnh chờ hoạt động, và tại sao chúng cần thiết?

Thực tế là việc luôn luôn cập nhật tin tức thị trường và những biến động tỷ giá là quan trọng, nhưng một kế hoạch tốt thậm chí còn quan trọng hơn. Khi bạn có cảm nhận riêng về một mã giao dịch cụ thể, nhưng không có thời gian theo dõi giá một cách thủ công, các lệnh chờ có thể là một giải pháp tốt cho bạn.

Không giống như các lệnh thực hiện tức thời được đặt ở mức giá thị trường hiện tại, các lệnh chờ cho phép bạn đặt các lệnh chỉ khi giá đạt đến mức bạn chọn. Có bốn loại lệnh chờ có sẵn trong xStation 5, nhưng chúng tôi có thể tóm tắt thành hai loại chính: các lệnh chờ dự kiến sẽ phá vỡ một vùng của thị trường nhất định hoặc các lệnh chờ dự kiến sẽ phục hồi từ một vùng của thị trường nhất định.

Buy Stop

Lệnh buy stop cho phép bạn đặt lệnh BUY cao hơn giá hiện tại của thị trường. Điều này có nghĩa là nếu giá thị trường hiện tại là 20 đô la và bạn đặt lệnh buy stop ở giá là 22 đô la, thì một lệnh BUY sẽ được mở khi thị trường đạt đến mức giá đó.

Sell Stop

Lệnh sell stop cho phép bạn đặt lệnh SELL thấp hơn giá hiện tại của thị trường. Vì vậy, nếu giá thị trường hiện tại là 20 đô la và bạn đặt lệnh sell stop ở giá là 18 đô la, thì lệnh sẽ được mở khi thị trường đạt đến mức giá đó.

Buy Limit

Ngược lại với lệnh buy stop, lệnh buy limit cho phép bạn đặt lệnh BUY thấp hơn giá hiện tại của thị trường. Điều này có nghĩa là nếu giá thị trường hiện tại là 20 đô la và bạn đặt lệnh buy limit ở giá là 18 đô la, thì khi thị trường đạt đến mức giá 18 đô la, lệnh sẽ được mở.

Sell Limit

Cuối cùng, lệnh sell limit cho phép bạn đặt lệnh SELL cao hơn giá hiện tại của thị trường. Vì vậy, nếu giá thị trường hiện tại là 20 đô la và bạn đặt lệnh sell stop ở giá là 22 đô la, thì một khi thị trường đạt đến mức giá 22 đô la, lệnh sẽ được mở.

Mở lệnh chờ

Bạn có thể mở một lệnh chờ mới chỉ bằng cách nhấp đúp vào tên của sản phẩm trên Market Watch. Khi bạn làm như vậy, cửa sổ đặt lệnh mới sẽ mở ra và sau đó bạn có thể chọn loại lệnh để đặt “Pending Order".

Tiếp theo, bạn hãy chọn mức giá để lệnh chờ được kích hoạt khi đạt đến mức giá đó. Bạn cũng nên chọn khối lượng đặt lệnh phù hợp. Nếu cần, bạn có thể đặt ngày hết hạn (’Expiry’). Khi tất cả các tham số này được đặt, bạn hãy chọn loại lệnh chờ mong muốn tùy thuộc vào việc bạn muốn buy hay sell và stop hay limit và đặt lệnh bằng nút nút ‘Place’.

Như bạn có thể thấy, lệnh chờ là một ưu điểm của MT4. Rất là hữu ích khi bạn không thể thể liên tục theo dõi thị trường, hoặc giá thay đổi nhanh chóng và bạn không muốn bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào trên thị trường.

Làm thế nào để mở một lệnh giao dịch

Cách đặt một lệnh giao dịch trên nền tảng MT4 thực sự rất đơn giản, trực quan và dễ thực hiện. MT4 cung cấp cho bạn một số cách đặt giao dịch và được giải thích trong bài học này.
  • Làm thế nào để mở một giao dịch trên cửa số "Market Watch"
  • Làm thế nao để mở một giao dịch trên "Biểu Đồ"
  • Giao dịch bằng một cú "Nhấp Chuột" và cách kích hoạt chức năng này
Mở Cửa Sổ Đặt Lệnh

Cách đầu tiên để thực hiện một giao dịch là tìm thị trường quan tâm trong cửa sổ Market Watch. Khi đã tìm thấy thị trường mà bạn muốn mở lệnh, nhấp đúp vào tên thị trường đó và một cửa sổ đặt lệnh sẽ xuất hiện.

Khi cửa sổ đặt lệnh này được mở ra, hãy chọn khối lượng giao dịch theo lots (hãy nhớ rằng: 1 lot tương đương với 100,000 đơn vị tiền tệ cơ sở, vì vậy tỷ lệ 0,1 lot tương ứng với 10,000 và 0,01 tương ứng với 1,000 đơn vị tiền tệ cơ sở) và liệu có nên áp dụng chức năng dừng lỗ hay chốt lời.

Sau đó, bạn có thể đặt giao dịch của mình theo hai cách: ngay lập tức hoặc dưới dạng lệnh chờ. Bạn cũng có tùy chọn để viết nhận xét về giao dịch của mình, để ghi chú giao dịch hoặc nhật ký đối với từng vị trí của bạn.

Khi bạn đã hoàn tất việc chọn khối lượng giao dịch, tiếp theo bạn cần quyết định hướng giao dịch của mình. Nếu bạn kỳ vọng rằng thị trường sẽ tăng thì hãy nhấn nút ‘buy by market'. Nếu bạn dự đoán rằng thị trường sẽ đi xuống thì hãy nhấn vào nút ‘sell by market'.

Một khi bạn đã thực hiện điều này, giao dịch của bạn sẽ được đặt hoàn tất. Từ giờ, các lệnh giao dịch của bạn sẽ được hiển thị trong cửa sổ Terminal.

Giao Dịch Với Một Cú Nhấp Chuột

Bạn còn có thể làm việc này nhanh hơn chỉ với một cú nhấp chuột. Để kích hoạt chức năng này, vào 'Tools' chọn 'Options'

Tiếp tục chọn tab 'Trade' và đánh dấu vào ô 'One CLick Trading'

Một khi chức giao dịch này đã được kích hoạt. Bạn cũng có thể mở một lệnh ngay sau khi bạn vừa phân tích thị trường trên biểu đồ bằng cách chọn lện trên góc trái của biểu đồ, nơi mà bạn có thể thấy nút 'buy' và 'sell' đã được đặt sẵn và việc của bạn cần làm chỉ là tuỳ chọn lại khối lượng mà bạn muốn giao dịch.


Giao Dịch Từ Biểu Đồ

Một cách khách để mở một giao dịch là nhấp 'chuột phải' vào biểu đồ và chọn 'Trading' và sau đó cửa sổ 'New Order' sẽ được hiện ra


Cách Đóng Lệnh 

Việc đóng lệnh rất đơn giản chỉ cần nhấp vào dấu 'x' phần giao dịch tại cửa sổ 'Terminal'

Hoặc nhấp chuột phải đường đặt lệnh trên biểu đồ vào nhấn chọn 'close'

Nếu bạn chỉ đơn thuần muốn đóng một phần của lệnh đã được đặt, nhấn chuột phải vào cửa sổ mở lệnh và nhấn chọn 'Modify'. Sau đó trong ô 'Type' nhấp chọng 'Instan Execution' và chọn những phần của lệnh mà bạn muốn đóng

Như bạn đã thấy trong xuyên suốt bài học, việc mở một lệnh trên nền tảng MT4 rất dễ dàng thao tác hoặc thậm chí chỉ với nút nhấp chuột.

Market Watch 

Market Watch là cánh cửa đưa bạn đến với thế giới đầu tư và giao dịch trên toàn cầu. Bạn có thể chọn hàng hoá, CFDs dựa trên cổ phiếu và quỹ ETF. Tất cả đều sẵn sàng dành cho bạn chỉ với vài cú nhấp chuột.
  • Market Watch là gì trong nền tảng MT4
  • Làm thế nào để tìm một sản phẩm cụ thể trên MT4
  • Làm thế nào để kiểm tra đặc điểm kỹ thuật của từng loại sản phẩm
Market Watch là cánh cửa đưa bạn đến với thế giới đầu tư và giao dịch trên toàn cầu. Bạn có thể chọn hàng hoá, CFDs dựa trên cổ phiếu và quỹ ETF. Tất cả đều sẵn sàng dành cho bạn chỉ với vài cú nhấp chuột.

Nếu bạn không thấy sản phẩm mà bạn đang tìm, nhấp chuột phải vào bất kỳ sản phẩm nào vào chọn 'show all'

Ký Hiệu Của Sản Phẩm

Như các bạn đã thấy, tất cả các sản phẩm đều có ký hiệu riêng cho mình - nếu bạn vẫn chưa nắm rõ về từng loại ký hiệu, bạn có thể di chuyển chuột đến sản phẩm mà bạn muốn tìm hiểu và sau đó thông tin của sản phẩm đó sẽ được hiện lên

Đặc Tính Kỹ Thuật Của Sản Phẩm 

Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm như quy mô hợp đồng hay giờ giao dịch, bạn có thể nhấp chuột phải vào sản phẩm mà bạn muốn tìm hiểu và chọn 'Specification'

Sau đó cửa sổ thông tin sản phẩm sẽ được hiện ra

Mở Biểu Đồ

Market Watch là cách đơn giản nhất để mở biểu đồ của từng sản phẩm, bạn chỉ cần kéo và thả sản phẩm vào cửa sổ 'Charts'

Market Watch cũng giúp bạn mở một lệnh giao dịch rất nhanh chóng. Một khi bạn đã tìm được thị trường mở bạn muốn mở lệnh, nhấp đúp chuột vào tên của thị trường đó và cửa sổ đặt lệnh sẽ hiện ra

Market Watch cũng cung cấp những tính năng rất nổi trội dành cho bạn như: độ sâu của thị trường, biểu đồ đánh giá sự thay đổi của thị trường theo số lượng lệnh giao dịch, thêm thị trường yêu thích của bạn, kết hợp các nhóm lại với nhau và còn nhiều hơn thế nữa - tất đều sẵn sàng phục vụ bạn trên danh mục của Market Watch

Như bạn có thể thấy Market Watch là tính năng không thể thiếu khi sử dụng nền tảng MT4

Terminal

Terminal nằm ở phía dưới của nền tảng MT4 cho phép bạn quản lý và giám sát tất cả các hoạt động giao dịch, lệnh chờ, lịch sử giao dịch, hoạt động tiền mặt, số dư tài khoản, vốn chủ sở hữu và tiền ký quỹ của bạn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về mô-đun Terminal qua bài học này.
  • Terminal và các tính năng của nó
  • Cách đóng và chỉnh sửa lệnh
  • Ký quỹ là gì và cách tính toán nó
Mô-đun Terminal nằm ở phía dưới của nền tảng MT4 cho phép bạn quản lý và giám sát tất cả các hoạt động giao dịch, lệnh chờ, lịch sử giao dịch, hoạt động tiền mặt, số dư tài khoản, vốn chủ sở hữu và tiền ký quỹ của bạn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về mô-đun Terminal qua bài học này.

Terminal đóng vai trò là trung tâm giao dịch chính của bạn, vì vậy chúng ta nên tìm hiểu kỹ hơn về nó. Một khi đã hiểu rõ về cách thức hoạt động, nó sẽ giúp bạn giao dịch tối ưu và thành công hơn trong thời gian dài.

Mục "Trade"

Đối với mục 'trade' bạn có thể theo dõi và quan sát tất cả các lệnh mà bạn đã thực hiện bao gồm cả lệnh thông thường và lệnh chờ.

Thông tin chi tiết:

Order: đây là mã số của lệnh của giao dịch giúp bạn có thể để tham khảo khi bạn có bất kỳ thắt mắt nào về việc giao dịch

Time: đây là thời gian khi bạn thực hiện lệnh giao dịch

Type: đây là mục hiển thị giúp bạn nhận biết được các loại lệnh như lệnh 'mua', lệnh 'bán' hoặc ngay cả 'lệnh chờ'

Size: khối lượng giao dịch trên đơn vị 'lot'

Symbol: tên của sản phẩm giao dịch

SL/TP: hiện thị mức dừng lỗ và chốt lời của bạn

Price: xin lưu ý đây là giá biến động theo thị trường không phải giá khi bạn mở lệnh

Commission: chi phí phải trả khi mở lệnh nếu có

Swap: bị trừ phí swap hoặc thêm điểm swap

Profit: số tiền lời/lỗ hiện tại của bạn, ở phía dưới, bạn có thể thấy một bản tóm tắt của toàn bộ tài khoản giao dịch của bạn:

Balance: số dư tài khoản trước khi bạn mở lệnh

Equity: số dư tài khoản cộng với khoản lời/lỗ của các giao dịch của bạn 

Margin: số tiền cho thấy mức an toàn khi giao dịch

Free margin: sự khác biệt giữa số dư tài khoản của bạn và tiền ký quỹ được tách riêng đối với các lệnh giao dịch. Điều này cho biết số dư tài khoản khả dụng để thực hiện các giao dịch mới

Margin level: là tỷ lệ vốn sở hữu trên mức ký quỹ, để bạn có thể dừng việc giao dịch một cách an toàn

Có hai mức quan trọng chúng ta cần phải nhớ khi đề cập đến margin

Nếu mức ký quỹ tài khoản của bạn đạt 100%, bạn vẫn có thể đóng các lệnh giao dịch của bạn, nhưng bạn không thể mở bất kỳ một lệnh giao dịch mới nào

                                                            Margin Level = (Equity / Margin) x 100


Account history

Ngoài các tính năng hữu dụng của Terminal được nếu trên, mục 'account history' cũng là phần rất quan trọng trong Terminal

Bạn có thể xem và phân tích tất cả hoạt động giao dịch của mình trong quá khứ và kèm theo thời gian chi tiết của các giao dịch này.

Hướng dẫn đăng nhập trên nền tảng di động MT4 - Android

Hướng dẫn đăng nhập trên nền tảng di động MT4 - iOS
Mới hơn Cũ hơn